Iran ngày nay là Ba Tư, là cảm hứng cho bộ manga The Heroic Legend of Arslan (Huyền thoại Anh hùng Arslan) của Yoshiki Tanaka và Hiromu Arakawa, dựa theo sử thi Ba Tư Amir Arsalan-e Namdar. Thực tế, dù bối cảnh của câu chuyện đặt ở Ba Tư và thủ đô Ecbatana nhưng lại được lấy ý tưởng từ cố đô, nay là Hamadan.

Ngày nay Iran có sự kiểm duyệt rất nghiêm ngặt, đặc biệt là về việc hàng hóa nước ngoài tràn vào quốc gia. Nhờ có internet, nhiều người Iran đã biết về The Heroic Legend of Arslan khi họ xem trên những trang web trực tuyến hoặc download bất hợp pháp. Đây hiện tại là một trong những bộ anime đáng xem nhất ở Iran, tuy nhiên lại gây nhiều phản ứng trái chiều đúng dự liệu.

Nhiều fan yêu thích bộ phim và bình luận: “Cảm ơn người Nhật đã khắc họa chân dung lịch sử Iran” hay “Họ đã mang niềm tự hào đến với lịch sử và văn hóa Iran”; trong khi đó có người lại nghĩ rằng Nhật Bản “thương hại” lịch sử người Iran, và “thế giới dần hiểu văn hóa và sử thi của họ”. Những sản phẩm văn hóa về lịch sử Ba Tư thường được thế giới bỏ qua, trong khi lịch sử Hy Lạp hay La Mã lại được yêu thích hơn. Điều này cũng phản ánh đúng sự thật rằng phim của Iran thường mang chủ đề đạo Hồi hơn là lịch sử cổ. Một fan cũng đã bình luận rằng “Iran chỉ làm phim về Hồi giáo và Ả Rập”, người khác lại than thở “Nước chúng tôi có nhiều thành tựu và sử thi lắm, nhưng họ chẳng thèm làm phim hay drama gì cả. Có cả khối bộ về tôn giáo nhưng nhân vật và bối cảnh thì chả phải của người Iran.”

Nhiều ý kiến khác cho rằng Iran không có nền công nghiệp hoạt họa. Một người nói “Tôi nghĩ nước ta nên làm hoạt hình về chính lịch sử nước mình”, hay “Mấy người nghĩ bộ này đáng vất sọt thì sao không làm một bộ tốt hơn đi? Nó rất hay, nếu không thích thì đừng xem làm gì.”

Tuy nhiên, không hẳn mọi người đều hài lòng. Người Iran bảo thủ hơn Nhật Bản, họ không thích cách mà nhân vật nữ Farangis được xây dựng. Một người nói “Người Nhật đã làm một câu chuyện dựa trên nền văn minh Iran, nhưng chắc chắn phải có động cơ sâu xa nào đó đằng sau việc này.” Một người khác nói thêm: “Rất rõ ràng khi bạn nhìn vào trang phục char nữ. Đúng là thời đó phụ nữ Iran không trùm đầu nhưng họ mặc quần áo rất kín đáo. Trước khi nước khác tái hiện lại lịch sử của Iran, tại sao chúng ta lại không nghiên cứu xem lại lịch sử lễ tiết nước mình?”

Tuy nhiên những bình luận này không gây tổn thương bằng nhiều reply lại cho họ như “Không ngờ rằng nhiều người lại nghĩ nước khác có ý đồ chống đối với nước mình, không nghĩ rằng suy nghĩ và phát ngôn trên báo chí, phim hoạt hình hay phim ảnh là tự do”. Trong khi người khác thêm vào “Anime ngày nay đầy rẫy cảnh nữ giới ăn mặc khiếm nhã. Không có người Do Thái hay ai thao túng ở đây hết. Sao người Iran cứ đòi hỏi nhiều vậy?”.

Nguồn: Sgcafe



Đề tài:

Back To Top