Trả lời bởi Justin Sevakis (2/4/2016)

Câu hỏi từ Quinn như sau:

Gần đây tôi tình cờ xem “Sekai Ichi Hatsukoi – World’s Greatest First Love” và mặt dù ban đâu tôi hoàn toàn ko biết đây là 1 tác phẩm liên quan đến “yaoi“, tôi thưc sự đánh giá cao cốt truyện của nó. Tuy nhiên, có 1 điều cứ khiến tôi bận tâm: Tại sao nhiều (chứ ko phải tất cả) nhân vật nam trong tác phẩm, vào những lúc cảm thấy sự kích thích giới tính, những khi hôn hít, hay tương tự, đều nói những câu đại loại như: “Tôi yêu cậu ấy, nhưng cậu ấy lại là nam” hoặc “Sao tôi lại có cảm giác này với cậu khi chúng ta lại đều là đàn ông?” Tôi biết rằng ở US (Mỹ), có ít nhiều sự hỗ trợ những người thuộc cộng đồng hôn nhân đồng giới (LGBTQ); nhiều hơn so với bất cứ đâu trên thế giới. Nó khiến tôi thắc mắc: Ở Nhật, sự chấp thuận đối với vấn đề đồng tính đang ở nằm ở mức độ nào ? Hoặc giả, những câu thoại mà tôi đã kể trên, là 1 kiểu diễn đạt nhằm mục đích khiến những vấn đề giới tính trong đó trở nên bớt thẳng thừng hơn và “có thể chấp nhận được“?

Có 1 điều bạn cần lưu tâm về các tác phẩm yaoi đó là chúng đều thuộc phân khúc thiểu số, hầu như toàn bộ được “sản xuất bởi” và “phục vụ cho” nữ giới. Những kích thích giới tính trong đó được đặt trên góc nhìn của phụ nữ. Những nhân vật hành động phần lớn theo 1 kiểu mà đọc giả nữ mong muốn. Và toàn bộ các phân cảnh được chủ đích tạo ra nhằm phục vụ trí tưởng tượng của phái nữ. Nó cũng chính là cách mà những tác phẩm đồng tính nữ được tạo ra cho các khách hàng nam giới.

Khi mà yaoi, hay những ấn phẩm giống nó trở nên ngày càng nổi trội trong kỷ nguyên Internet, rất nhiều bút mực đã phải hao tốn về chủ đề cách mà nó hình thành cùng những diễn biến xung quanh. 1 trong những giả thuyết về sự hình thành đó là: đây là 1 cách an toàn để phụ nữ có thể liên tưởng đến tình yêu và tình dục mà ko phải bận tâm đến việc đương đầu với gánh nặng của 1 mối quan hệ thực sự với người khác giới. Nhìn chung, nữ giới cảm thấy nếu để bản thân trở nên yếu đuối trước nam giới là 1 điều đáng sợ. Dựa theo lý thuyết đó, 1 ảo tưởng về 1 anh trai “thẳng” cuối cùng trở nên “yếu” trước 1 chàng trai khác là cách quán triệt nhất để tiếp cận khán giả nữ: (nhân vật nam) dù rằng vẫn còn đó khả năng chú ý đến họ (nữ giới), nhưng (anh ta) giờ đây lại chơi trò chim chuột với 1 anh chàng khác và rồi xao nhãng sự tập trung với phe nữ. Bên cạnh đó việc chứng kiến hình tượng nam (vốn gắn liền với sự vượt trội về thể chất và 1 chút đáng sợ) phải đóng 1 vai ít nhiều “cửa dưới” cũng là 1 việc khá vui.

1 thuyết khác, việc giữ cho nhân vật nam vẫn là “trai thẳng” (ko thành hẳn gay) là để hình tượng nam chuẩn ko bị biến dị đi quá xa khỏi cách nhìn truyền thống, và gần với hình tượng có thật nào đó ngoài đời mà khán giả nữ liên tưởng. Việc “say nắng với 1 chàng trai thẳng” (chứ ko phải những người cùng giới) là 1 chủ đề gây tranh cãi trong cộng đồng đồng tính nam. Hầu như tất cả mọi người đều có 1 lúc nào đó “đổ” trong 1 tình yêu vô vọng với 1 chàng chuẩn man, và rất nhiều người vẫn quan niệm rằng “đàn ông nam tính thì mới là bình thường”. 1 số thì lại xem quan niệm đó là xuất phát từ sự ghê tởm chính bản thân mình của người đồng tính nam.

Vẫn tồn tại 1 bộ phận nam giới trẻ gồm đồng tính, lưỡng tính và “còn phân vân” thích thưởng thức yaoi — Chính tôi, khi còn đi học cũng từng có 1 khoảng thời gian ngắn như vậy. Nhưng khi cảm giác mới lạ qua đi, ta có thể nhận ra, cách hành xử của những nhân vật đó rõ ràng không giống những người đàn ông hoặc gay trong thực tế. Đến 1 lúc, tất cả những tuyên ngôn và màn ca kịch trong đó chỉ thấy giống ngớ ngẩn. Dù đôi lúc vẫn có 1 vài ngoại lệ mà tôi thấy có thể thưởng thức, nhưng với hầu hết phần còn lại của các ấn phẩm yaoi tôi ko thể nào nghiêm túc theo dõi. (Manga thể loại Bara, vốn thực sự được viết khi đặt góc nhìn của 1 người đồng tính vào trong cách nghĩ, là gần với thực tế nhất, nhưng thẳng thắn mà nói, rất nhiều nội dung của nó mang tính cực đoan cao, và gần như tất cả đều là tác phẩm khiêu dâm.)

Nhật Bản, và chắc là cả châu Á nói chung, ko phải là nơi đối xử tốt nhất với người đồng giới, nhưng cũng ko phải là nơi tồi tệ nhất, và nhìn chung đang dần cải thiện theo thời gian. Nước Nhật hiện tại có nhiều vấn đề nhận thức và rất chậm thay đổi, nhưng người dân cũng ko đến nỗi quá tiêu cực về vấn đề cá nhân của người khác. Dẫn đến thực tế là ở đây ko có chuyện kết hôn đồng giới nhưng cũng hầu như chả có vụ án liên quan đến phân biệt đối xử. (Thêm vào đó, bộ phận nhà thờ thiên chúa giáo bảo thủ, vốn đóng vai trò chủ đạo trong phong trào phản đối đồng tính ở các nước phương Tây, ko thịnh hành ở Nhật). Xã hội châu Á có xu hướng mang những vấn đề xã hội đặt nặng hơn lợi ích cá nhân, còn những chuyện riêng để cho mỗi người tự giải quyết. Tình cảnh đó khiến việc trở nên “cởi mở” trở thành 1 thứ rất khó khăn, rất nhiều hành động trốn tránh trách nhiệm xã hội để theo đuổi một cuộc sống gia đình “bình thường” dẫn đến kết cục tội lỗi.

Và do người dân quá kín tiếng với đời sống cá nhân, việc nhận diện cộng đồng LGBT trở nên khó khăn. Bộ phận lớn người cao niên Nhật Bản cơ bản ko hình dung được đồng tính là thứ gì đó thực tế. Rất nhiều người có xu hướng nghĩ thu hút đồng giới chỉ là 1 giai đoạn thoáng qua trong quá trình trưởng thành. Nhưng có lẽ khối lượng đồ sộ ấn phẩm nội dung đồng cảm với những người là gay đã mang lại tác động, vì khá nhiều người đồng tính nam cho biết họ đã nhận được nhiều sự chào đón, sau khi thổ lộ giới tính thật của mình.

Hiển nhiên, tôi ko phải là người Nhật hay đang sống ở Nhật, nên đây là những ấn tượng tôi có được từ người Nhật bản xứ. Ở mỗi quốc gia, kinh nghiệm sống của người dân sẽ khác đi.

Tôi cảm thấy lần phỏng vấn dạo ở sự kiện Tokyo Rainbow Pride năm vừa rồi thật sự là 1 kinh nghiệm đáng giá.

 

Có câu hỏi với tôi? Hãy gửi mail cho tôi về địa chỉ [email protected]
Justin Sevakis là người sáng lập Anime News Network, và chủ của công ty sản xuất video MediaOCD. Twitter @worldofcrap.



Đề tài: , ,

Back To Top