Các quý cô, các cô nghĩ rằng cuộc sống luôn vui vẻ như một trò tiêu khiển đối với phe mày râu? Đa số nam giới muốn các cô biết rằng hoàn toàn không phải như vậy.
Danh sách dưới đây là những kì vọng và gánh nặng tài chính của đàn ông Nhật Bản trước và sau khi kết hôn đang được lưu truyền rộng rãi trên mạng. Đương nhiên, không loại trừ những khó khăn mà phái yếu phải đối mặt, với tư cách là một người phụ nữ, tôi chỉ có thể nói cuộc sống không hề dễ dàng với riêng ai.
Người lập nên danh sách này hoặc cực kì gay gắt với cuộc sống hoặc đã trực tiếp trải nghiệm những khó khăn được liệt kê bên dưới. Trong khi đọc, bạn hãy nhớ rằng văn hóa, xã hội, những kì vọng hợp pháp đối với đàn ông và phụ nữ tại Nhật Bản gần như hoàn toàn khác biệt với đất nước của bạn ít nhất là về một khía cạnh nào đó, và danh sách chỉ đưa ra những phản ánh của riêng một cá nhân. Một số mục có vẻ khắc nghiệt quá mức, cũng có thể do tác giả của bài viết đang có một ngày tệ hại…
Đàn ông trước khi kết hôn:
- Người đàn ông được kì vọng là người chủ động bày tỏ tình yêu, sau đó là cầu hôn người phụ nữ.
- Người đàn ông luôn được kì vọng là người thanh toán bữa ăn.
Thực tại khó xử: Anh ta hay cô ta trả tiền, hay tự trả phần mình?
- Người đàn ông được kì vọng tặng quà không điều kiện hoặc có giá trị gấp 3 lần giá trị món quà bạn gái tặng cho anh ta.
- Người đàn ông luôn được kì vọng là người chủ động gọi điện và gửi tin nhắn cho bạn gái.
- Người đàn ông được kì vọng là người quyết định địa điểm ăn uống cho buổi hẹn hò, ăn tối, vv.
- Người đàn ông luôn phải chọn lựa giữa vô vàn ý kiến của bạn gái về các cuộc hẹn.
- Phụ nữ được phép đánh giá đàn ông dựa trên thu nhập và vẻ bề ngoài, nhưng ngược lại thì không có giá trị.
- Người đàn ông được kì vọng gặp gỡ bố mẹ của bạn gái trước.
- Khi gặp bố mẹ bạn gái, anh ta phải làm lễ (quỳ) với họ và chịu đựng một tràng những lời chỉ trích từ bố bạn gái.
- Phía nhà trai được kì vọng tặng nhà gái một khoản tiền lớn xem như lễ vật đính ước.
- Người đàn ông được kì vọng chi trả cho lễ cưới và chiêu đãi khách.
- Người đàn ông được kì vọng chi trả cho nhẫn đính hôn và những trang sức khác.
Nói cách khác, tìm kiếm tình yêu đích thực tương đương với việc ném số tiền mình cực khổ làm ra vào một trận cuồng phong.
Đàn ông sau khi kết hôn:
- Người chồng được kì vọng chi trả cho tuần trăng mật.
- Người chồng được kì vọng mua nhà bằng tiền của anh ta và tiếp tục chi trả các khoản vay cho đến ngày anh ta đi bán muối.
Vẫn tiếp tục được kì vọng dọn dẹp nhà sau một ngày vật vã ở văn phòng.
- Nếu người chồng từ chối ‘đề nghị thân mật’ của vợ, anh ta trở thành thủ phạm gây ra bạo lực gia đình.
- Nếu ‘nhu cầu’ của người chồng quá mạnh mẽ, anh ta trở thành thủ phạm gây ra bạo lực gia đình.
- Cho dù vợ làm nội trợ, người chồng vẫn phải chia sẻ việc nhà và chăm sóc con.
Hmm, nấu gì để bày thật nhiều đĩa cho chồng yêu dọn đây?
- Dù anh ta thực hiện hay không thực hiện những điều trên, anh ta vẫn mất quyền nuôi con và phải trả tiền trợ cấp sau khi li hôn.
- Dù người đàn ông có thu nhập cao hơn, phần lớn quyền thăm con vẫn bị tước bỏ và phải giao nộp khoản tiền cấp dưỡng lớn.
- Cho dù người đàn ông thắng quyền nuôi con, anh ta cũng không thể nhận được phần trợ cấp từ vợ cũ của mình.
- Gần như tất cả lương của người chồng đều đổ vào học phí cho con, gas, hóa đơn tiền điện, thức ăn và phần lớn do vợ tiêu xài.
- Nếu người chồng không dâng hiến toàn bộ tiền lương cho vợ thì đó được xem là bạo lực gia đình.
- Trong khi người chồng phải tồn tại với khoản tiền phụ cấp tí ti mà vợ bố thí, người vợ có quyền bí mật để dành một khoản tiết kiệm từ tiền lương của anh ta. [Theo truyền thống Nhật Bản, người vợ nắm quyền tài chính của gia đình].
Anh ngoan lắm, anh thề! Có thể cho anh ít tiền đến izakaya không?
- Trong khi người chồng phải đau khổ nuốt cơm bò 380 yen (US $3.16) ở cửa hàng ăn nhanh thì vợ anh ta tận hưởng bữa trưa có giá 3000 yen ($24.95) tại nhà hàng sang trọng.
- Các ông chồng phải sống cả đời dưới câu thần chú: “Những gì của mình là của vợ, những gì của vợ cũng là của vợ.”
Không cần phải nói, danh sách trên đã kích động cả sự đồng cảm và hoài nghi từ những phản hồi trên mạng:
“Vãi thật. Độc thân suốt đời còn hơn.”
“Đây là chồng hay nô lệ vậy?”
“Bọn này cứ như gia súc…”
“Thiếu mục chăm sóc bố mẹ già của vợ kìa.”
“Tôi đi chuyển giới đây.”
“Đâu phải phụ nữ nào cũng vậy.”
“Chắc có một vài gia đình như thế, nhưng nhà tôi thì khác (^-^).”
“Lập hợp đồng công bằng trước hôn nhân thì sao?”
Nếu danh sách này là sự thật, vung ra một núi tiền sẽ là tương lai của bạn nếu có ý định sinh sống tại Nhật Bản. Mong rằng tương lai của bạn sẽ ít cay đắng hơn của tác giả danh sách này…
Nguồn: rocketnews24