Thực tế, nếu bạn không chú tâm khi xem, sẽ rất dễ dàng phân loại K-ON! Như là một anime “không có sự nỗ lực”. Như thể kiểu anime này kiểu thiếu tham vọng và sự thành công của nó dựa trên việc đánh trúng vào đối tượng của thể loại đó. “Dĩ nhiên là K-ON! Rất nhẹ nhàng,” bạn có thể nói “Mọi thứ trong anime này được diễn tả một cách nhẹ nhàng, mềm mại nhất có thể!”.
Đương nhiên, không phải tất cả mọi thứ nhìn dễ dàng đều diễn biến theo cách đó. Thực tế thì đôi khi việc thể hiện cái sự “không cần nỗ lực” lại là điều khó nhất. Thậm chí có nhiều thành ngữ/tục ngữ/sáo ngữ về chuyện này, nhưng nó vẫn có điểm đúng đó là – “làm điều gì đó có vẻ dễ dàng” thường không phản ánh sự dễ dàng của việc làm mà là sự thuần thục, khéo léo của người thực hiện. Và Kyoto Animation, studio chịu trách nhiệm cho K-ON!, Sound Euphonium, The Melancholy of Haruhi Suzumiya và nhiều anime khác rất, rất giỏi việc làm cho một số thứ trông thật nhẹ nhàng. Các anime của họ là kết hợp nhiều sự cộng hưởng và việc sử dụng một ít khoảnh khắc dẫn truyện, không hề bất ngờ khi điều đó khiến cho studio này có một chút chuyên biệt. Hoặc lựa chọn sáng tạo của họ là phản ánh sự thất bại của một tham vọng và quá ỷ lại vào thể loại anime chủ lực này của họ; hoặc họ là những bậc thầy đang mài dũa một thể loại nghệ thuật rất cụ thể.
Thực tế bài viết này của tôi có thể làm phí hoài những đáp án mà tôi đưa ra cho câu hỏi trên kia nhưng hy vọng là với một chút nghiên cứu về điều gì khiến cho “phong cách của KyoAni” thành công, ít nhất tôi có thể làm rõ điều gì hấp dẫn tôi trong các tác phẩm của họ. Kyoto Animation không hề cố gắng xây dựng tác phẩm của họ dựa trên những bước ngoặt cốt chuyện kịch tính hay những pha hành động đỉnh cao. Kyoto Animation vượt trội hơn người khác ở những điều nhỏ nhặt, như khiến cho những khoảnh khắc ngắn ngủi trông như thật và kết quả là đem lại cảm xúc không thua kém gì các tác phẩm của hãng khác.
Nói chung, không thể sử dụng sự thành công hay thất bại của một anime để đánh giá một thứ mơ hồ như “studio”. Anime là sản phẩm của một dây chuyền sản xuất và là thành quả của rất, rất nhiều người dù cho serie đó thành công hay thất bại. Từng cảnh quay tốt có thể là kết quả của một hoặc hai animator làm việc tận tâm và rất nhiều animator làm việc tự do khác nên nó rất sai lầm khi đánh giá rằng những pha xử lý mượt mà và hành động mãn nhãn đó là do ngân sách hay một team nào đó của studio. Các đạo diễn thường có nhiều sở thích và phong cách chỉ đạo (thậm chí việc cách quản lý của họ ảnh hưởng đến cả lịch sản xuất), nhưng khi bạn nói về điều gì khiến một anime thành công hay thất bại, tốt hơn lò chỉ nói về những công lao trên tổng thể tác phẩm hay những cá nhân xuất sắc thay vì khen ngợi hay đổ lỗi cho cả “studio”.
Nhưng trong trường hợp của KyoAni, điều này khá vô nghĩa vì nhiều lý do. Có một điều là KyoAni hầu như có thể tự làm tất cả các công việc – từ chỉ đạo cho đến hoạt họa, họ có dàn nhân sự ổn định và nhất quán, thông thường họ chỉ thuê ngoài khi liên quan đến nội dung/kịch bản (và thậm chí nó còn được giao cho một số tác giả nhất định). Nhân viên ở KyoAni được trả lương khoán, thay vì lương theo sản phẩm và tốn nhiều thời gian hơn cho một dự án, sản xuất ít anime hơn so với các studio đối thủ khác. Thậm chí họ còn tự đào tạo các animator tham gia vào sản phẩm của họ. Kyoto Animation đã tiến xa hơn việc chỉ là một tổ chức của freelancer với đầy các công việc cho các animator tự do. Nhìn từ khía cạnh kinh doanh, KyoAni là một viên ngọc sáng trong ngành công nghiệp anime, nơi mà kết quả làm việc của nhân viên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm của studio.
Văn hóa làm việc của studio, nơi mà công việc được thực hiện bởi một nhóm animator và đạo diễn đáng tin cậy, dễ dàng thể hiện phong cách và chất lượng sản phẩm của họ (đây không phải là điều tôi định nói ở đây nên tôi sẽ cố gắng trình bày về những các cá nhân, đạo diễn/animator khi nào có thể). Các thế mạnh trên thể hiện thông qua cách làm nhiều hơn là thể loại – mặc dù đôi khi studio chỉ làm “moe slice of life” nhưng thực tế KyoAni làm rất nhiều thể loại. Họ làm cả thể loại kịch, hài, lãng mạn, giả tưởng, hành động và đời thường, tất cả đều có phong cách kể chuyện và mức độ thành công khác nhau. Nhưng chúng đều có điểm chung là tập trung vào sắc thái tình cảm, các khoảnh khắc ngắn ngủi để tạo nên cảm xúc hữu hình và không gian sống.
Đối với K-ON!, cái cách mà những khoảnh khắc ngắn ngủi này tạo nên bầu không khí ấm cúng trên cơ bản chính là điểm nhấn của anime. Tính cách nhân vật không được thể hiện qua những câu nói hùng hồn hay “những bài học” cay đắng – họ được thể hiện thông qua những chi tiết nhỏ của ngôn ngữ cơ thể ( hãy xem thử đoạn anime sau đây do animator chính Kawanami Eisaku thực hiện, trong đoạn clip tính cách của tay trống Ritsu được bộc lộ lần đầu tiên qua các vết xoay vòng đầy hoang dã và cách biểu lộ cảm xúc rất tự nhiên và chính xác), theo cái cách mà 3 nhân vật kia có phản ứng khác nhau khi một nhân vật làm điều gì đó. Tầm quan trọng của phòng câu lạc bộ nhạc nhẹ đối với các nhân vật không chỉ được nêu lên qua các lời dẫn truyện mà còn được thể hiện thông qua nhiều bức ảnh nhỏ ngẫu nhiên tập trung vào việc ánh sáng chiếu vào từng chi tiết trong phòng hay cái cách mà âm nhạc được trình diễn.
Khoảnh khắc ấn tượng nhất mà anime từng đạt được là như thế này (animator chính Naitou Nao và đạo diễn Ishidate Taichi), khi mà guitarist Yui đang chơi nhạc rock cùng lúc bắn pháo hoa mùa hè. Nhưng ngay cả trong những phân cảnh như thế, việc tập trung vào những chi tiết thân mật khiến cảm xúc trào dâng. Việc chuyển từ nụ cười của cô ấy đến bàn tay phẩi đang múa đầu hoang dại trên những dây đàn và rồi màn biễu diễn đầy mạnh mẽ đó đã cho bassist Mio nhìn thấy chính xác những gì mà chúng ta thấy. Đó là thời điểm mà anime đạt đến cao trào nhưng một ví dụ điển hình của những gì K-ON! đang làm sẽ là cảnh đầu tiên ss2 (animator chính Satou Tatsuya và đạo diễn thiên tài Yamada Naoko), cảnh buổi tập sáng sớm của Yui cùng với viêc bận của cô ấy gặp nhau trên đường đến trường. Sự khác biệt trong cử chỉ của cơ thể làm nổi bật lên tính cách của nhân vật từ Mugi chín chắn (nhân vật nhìn thấy đầu tiên), Ritsu hiếu động và Azusa nhút nhát trong khi một Yui tràn đầy năng lượng được thể hiện qua các khoảnh khắc tập trung vào tay và chân của cô ấy. Ống kính thường không quay hết toàn cảnh nhân vật nhưng tập trung vào những nơi có thể lột tả cảm xúc của họ, nó có thể là một cú dậm chân, ánh mắt lo lắng hay nắm tay một cách ngập ngừng.
Hiệu ứng tối cao của những khoảnh khắc cận cảnh này là phần thiêt yếu trong sức mạnh tổng hợp của tác phẩm của KyoAni. Tập trung vào những cảnh đơn lẻ hay cả phân đoạn để nấm bắt những biến đổi cảm xúc hay hành động của nhân vật với tốc độ y như là nhân vật đang trải nghiệm chúng tạo nên một cảm giác thân mật chưa từng có trong anime của KyoAni, có nghĩa là khán giả có thể đặt mình vào nhân vật không cần những lời dẫn hay thuyết minh. Người xem không cảm thấy bị bó buộc từng cảnh cụ thể bởi vì lời thoại của nhân vật – họ có thể trải nghiệm nó ở mức độ gần như thật và đồng cảm với nhân vật như chính bản thân vậy. Đương nhiên điều không hề dễ thực hiện – nó đòi hỏi có một sự phối hợp ăn ý giữa nhịp điệu, cảnh quay, hình ảnh và cả âm thanh nữa. Nhưng một khi thành công, phong cách của KyoAni có thể cho thấy “hình ảnh như là một người kể chuyện” (chính bản thân hình ảnh động kể câu chuyện) trực tiếp hơn bất cứ thứ gì khác.
Một anime khác thể hiện những điểm mạnh này một cách rât độc đáo trong dàn nhạc là Sound! Euphonium, trong một tập phim được chỉ đạo bởi Miyoshi Ichiro. Euphonium lần nữa tập trung vào một ban nhạc nhưng lần này là ban nhạc chung của trường, một tập thể mà nhân vật chính Kumiko bị nhỏ bạn hơi bị quá khích của cô kéo vào tham gia. Kumiko vừa mới chào tạm biệt sau một ngày dài luyện tập và cảnh quay chuyển sang một loạt hình ảnh tập trung miêu tả sự cô đơn. Kumiko rất mệt mỏi nhưng chúng ta không chỉ cần nghe lời thoại mà còn có thể xem nó thể hiện qua tư thế ườn người khi ngồi trên tàu điện và cái cách mà cô ấy ngáp dài đến nỗi cả đôi giày cũng rớt khỏi chân. Bằng cách tập trung vào những chi tiết nhỏ như vậy, trạng thái tinh thần của Kumiko trở thành một trải nghiệm sống động – giống như giáo viên văn thường nói chúng ta nên tập trung vào một vài chi tiết nhỏ để mô tả một trạng thái cảm xúc lớn hơn (đừng viết “Tôi sợ” mà hãy viết “Tôi không thể khiến tay mình thôi run rẩy được”), KyoAni tập trung vào những chuẩn mực hữu hình của cảm xúc nhân vật.
Và rồi trong một khoảnh khắc đãng trí, Kumiko thấy mình đang ngồi cạnh Reina, một cô gái mà cô đã bị ám ảnh nhiều tuần qua. Cô ấy bắt đầu thay đổi tư thế. Cô ấy phòng thủ và chúng ta cũng vậy. Kumiko cố gắng bắt chuyện và một loạt phân đoạn nhanh chong chứng tỏ sự khó chịu của Kumiko và cảm thấy thấp kém hơn so với Reina một cách vô thức trước khi cô ấy nhận ra. Ngôn ngữ cơ thể cho thấy có một khoảng cách rõ rãng giữa các cô gái – Reina thì giữ khoảng cách trong khi Kumiko chìa tay một cách vụng về để vờ tỏ ra thân thiện. Khi Reina hỏi cô một câu, Kumiko lóng ngóng trả lời đã dẫn đến phân đoạn này. Chúng ta không cần Kumiko nói rõ ra là cô ngưỡng mộ Reina đến thế nào – từ đầu chí cuối chúng ta có thể thấy tính cách lóng ngóng ngày thường của cô trở nên bất an thế nào khi ở cạnh Reina, việc cô cố gắng nối liền khoảng cách đó mặc mọi trở ngại và cuối cùng chính xác Reina đối với cô như thế nào, tất cả không cần một lời nào cả. Cuối cùng, anime sẽ tiết lộ Reina là người như thế nào và tại sao cô ấy lại hung dữ và xa lánh đến vậy – nhưng trong cảnh này, mọi yếu tố trong sản xuất được thực hiện để đảm bảo chúng ta có thể cảm thấy giấy phút nhỏ nhoi sâu sắc này giống như Kumiko đang trải qua.
Anime đã tiết lộ một số thủ thuật liên quan đến cách tạo nên một số bầu không khí cụ thể. Ngoài nhịp điệu, hình ảnh và cảnh quay, có một triết lý chung cho giá trị của một cảnh quay và nhu cầu khắc họa để làm cho anime trở nên thực tế hơn. Các cảnh thường bắt đầu sớm hơn hoặc kéo dài hơn trong các anime khác bởi vì mục đích cúa chúng không chỉ là nói lên bước ngoặt của cốt truyện mà còn tạo ra bối cảnh cho các nhân vật liên quan. Chúng ta không chỉ thấy cảnh Kumiko đối mặt với Reina mà còn chứng kiến toàn bộ quá trình dẫn đến sự kiện trên, bắt đầu từ việc nghỉ ngơi sau tập luyện cho nụ cười rạng rỡ của Reina. Cảnh đầu tiên của K-ON! ss2 (Yui đang chơi nhạc trong khi các cô gái khác trên đường đến trường) cũng được làm tương tự – chúng ta không thấy cảnh chơi guitar nhưng có nhiều cảnh chuẩn bị của Yui, những thứ cần thiết để xua tan đi cái lạnh giữa đông trong phòng câu lạc bộ vào buổi sáng.
“Bầu không khí” không nhất thiết phải ám chỉ sự u sầu hay nỗi nhớ nhà – sự chính xác trong hình ảnh và thời gian của KyoAni đã diễn tả toàn bộ tâm trạng của anime, từ những đoạn cao trào nhất cho đến những lúc hài hước ngớ ngẩn nhất. Lấy đoạn clip hài hước này từ Love, Chuunibiyo, & Other Delusions (đạo diễn Kigami Yoshiji) làm ví dụ, khi mà nửa pha hài hước đến từ hai cô gái làm ra vẻ bình thường trước và sau vụ va chạm nhưng Nibutani (người bị vấp) thì lại lơ lửng đúng như một nhân vật phải thể hiện lúc va chạm. Pha hài hước không đến từ việc “Cô ấy dính đòn rồi, buồn cười quá” – nó dựa vào việc đánh lừa khán giả về thời điểm tác động cũng như cách mà cơ thể di chuyển, điều này chỉ thực hiện được khi toàn bộ khung cảnh còn lại được thực hiện một cách cẩn thận. KyoAni sử dụng thủ thuật kiểm soát nhịp điều và hình ảnh nhằm đánh lừa khán giả cho những pha gây cười. Để nhấn mạnh thêm, ta có một ví dụ khác trong cùng một anime (từ một tập của tổng đạo diễn Ishihara Tatsuya), khi mà nữ chính hoang tưởng Rikka lên tàu điện, cô ấy đã thể hiện sự thích thú – nhưng đột nhiên ngừng lại rồi cười khẩy với nam chính Yuuta trước khi đi như người máy vào xe điện. Pha hài hước sẽ trở nên mạnh hơn khi thay đổi giữa hình ảnh tả thực và hình ảnh mang tính hoạt hình như thế đó.
Ví dụ cuối cùng từ một trong những anime nổi tiếng nhất của KyoAni, luôn có một cảnh quay gây ấn tượng sâu sắc với tôi trong anime The Melancholy of Haruhi Suzumiya. Haruhi là một anime nói về rất nhiều thứ nhưng một trong những chủ đề cốt lõi của nó là mối quan hệ kỳ lạ giữa hai nhân vật chính Haruhi và Kyon. Haruhi thường không phải là tuýp người trực tiếp bộc lộ cảm xúc của mình, ngay cả trong cảnh lãng mạn nhất của 26 tập phim, chính cách kể truyện trực quan của đạo diễn Aratani Tomoe đã diễn đạt được tất cả. Trong quá trình điều tra một vụ án giết người bí ẩn, Kyon và Haruhi đã đi đến một vách núi trong cơn bão, cả hai bất ngờ bị trượt chân và rơi xuống tảng đá phía dưới. trong có vẻ như Kyon đã có thể bị thương nghiêm trọng, nhưng chúng ta không nghe được bất cứ câu nói nào từ Haruhi mà chỉ là một nụ cười nghiêm túc hiếm hoi. Và khi cả hai đang trú tạm trong một hang đá thì chủ đề của cuộc nói chuyện chỉ xoay quanh việc tìm lời giải cho vụ án bí ẩn trên nhưng chính góc quay lại thể hiện ra được cảm xúc thật sự trong tình huống đó. Bằng cách nhấn mạnh sự lung túng của cơ thể trần trog khi tập trung giữa cuộc đối thoại trong phậm vi phá án, anime có thể đồng thời thể hiện sự căng thẳng kỳ lạ giữa hai nhân vật nhưng đồng thời cũng cho thấy rằng không ai trong hai người có khả năng làm gì cả. Anime tạo ra nhiều tình huống giao tiếp mà không cần lời nói và KyoAni đã tận dụng tất cả để tạo ra nhiều tình huống nhỏ đầy cảm xúc.
Đương nhiên nếu bạn không phải là fan của thể lọai này thì việc “giao tiếp mà không cần lời nói” gần như là “không hề nói gì hết”. Vì thế không đáng ngạc nhiên khi mà K-ON! – một anime hoàn toàn dựa vào những thủ thuật trên và giao tiếp không cần lời thường bị coi là một anime không có nói về cái gì cả. Và nó là một anime nói về “cái không gì cả đó” – về những khoảng trống giữa những điều lớn lao trong cuộc sống, những khoảnh khắc cảm xúc không thể diễn tả được trong cuộc sống hằng ngày. Love, Chuunibyo, & Other Delusions có thể xem gần như là sự phản ánh trực tiếp của những điều trên; phép thuật có trong cuộc sống hằng ngày và là bi kịch khi phải từ bỏ nét đẹp đó. Gần như tất cả các anime của Kyoto Animation đều tập trung vào những khoảnh khắc ngắn ngủi của tình bạn, sự bất an, nỗi buồn hay niềm vui nhưng họ không lệ thuộc vào nó. KyoAni tìm thấy nhiều thứ lớn lao trong những điều nhỏ nhặt, đấu tranh để tôn vinh những nét đẹp tiềm ẩn trong cuộc sống.
Vì tất cả những lý do trên và hơn thể nữa, Kyoto Animation là studio ưu thích của tôi hiện nay. Còn bạn thì thế nào ? Phong cách nghệ thuật của Kyoto Animation có phù hợp với bạn không hay kiểu kể chuyện khác thích hợp hơn ? Hãy tự do chia sẻ cảm nghĩ về studio mà bạn yêu thích nhé.
Nguồn: ANN