Cơ quan văn hóa Nhật đang xem xét việc sửa đổi luật bản quyền sau khi đạt được sự thống nhất với 11 quốc gia về việc hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương tháng vừa rồi.

Trong số rất nhiều hiệp định khác, TPP có một điều khoản giúp các bên ký kết có thể thực hiện một sự bảo vệ tối thiểu về thương hiệu, bản quyền và bằng sáng chế. Trong các điều khoản này là thời gian bảo hộ bản quyền của tác giả sau khi mất có thể được gia hạn lên đến 60 năm (tương tự như ở Mỹ) thay vì 50 năm như hiện nay.

Các quy định khác về việc sỡ hữu trí tuệ có trong thỏa thuận này bao gồm cả việc thi hành pháp luật đơn phương của các cơ quan pháp quyền. điều khoản này cho phép các các cơ quan có thẩm quyền có thể điều tra các hành vi xâm phạm bản quyền và xử phạt các nghi can mà không cần có đơn khiếu nại từ chủ sỡ hữu nếu vụ việc xảy ra ở quy mô thương mại (mặc dù “các tình huống mà không gây ảnh hưởng lớn đến lợi ích của chủ sỡ hữu” đã được loại trừ). Ở Nhật Bản, vi phạm bản quyền được xem như là một shinkokuzai hoặc là một tội chỉ có thể bị truy tố nếu nạn nhân đưa đơn kiện. Chủ sở hữu cũng có thể đòi tiền bồi thường theo pháp luật.

Chính phủ Nhật Bản đã tổ chức một buổi hội thảo vào tháng 5 vừa rồi tập trung vào sự ảnh hưởng của TPP đối với cá sự kiện như Comiket (Comic Market), nơi mà các fan và tác giả bán doujinshi (các tác phẩm tự vẽ, tự phát hành mà đa số chúng đều dựa trên các tác phẩm gốc khác). Comiket hiện nay đang ở “vùng xám”, khi mà doujinshi về cơ bản là vi phạm pháp luật nhưng các tác giả của tác phẩm gốc lại mặc nhiên đồng ý việc kinh doanh doujinshi. Comiket mùa hè tháng 8 năm nay thu hút tổng cộng khoảng 550,000 người tham gia.

Bộ giáo dục, văn hóa, thể thao, khoa học và công nghệ đã tổ chức một buổi họp vào đầu tháng này nhằm thảo luận về các điều khoản sở hữu trí tuệ. Trong khi các nhóm thuộc ngành công nghiệp như Hiệp hội quyền của tác giả, nhà soạn nhạc và nhà xuất bản Nhật Bản (JASRAC) và Liên hiệp các nhà sản xuất phim Nhật (MPPAJ) ủng hộ thỏa thuận này thì JASRAC đề nghị làm rõ các thuật ngữ như định nghĩa của sự vi phạm có uy mô thương mại, hay định lượng bao nhiêu là “ảnh hưởng lớn”. Hiệp hội cũng đề nghị chủ sở hữu nên được tư vấn trước khi quyết định có nên kiện những người vi phạm hay không.

Chính phủ Nhật cũng đã khẳng định trước đó rằng nếu có sự thay đỏi về luật pháp thì chúng cũng sẽ được điều chỉnh sao cho ít gây ảnh hưởng nhất đến sở thích của mọi người.

Mangaka Akamatsu Ken (Love Hina, Negima) đã từng lên tiếng chống lại TPP. Các chuyên gia pháp lý như luật sư về bản quyền và là giáo sư của đại học Nihon Fukui Kensaku cũng đã phát biểu ý kiến của mình về hiệp định này.

Nguồn: ANN



Đề tài: , ,

Back To Top