Đến lúc cho số mới của “Anime-Planet Recommends…” rồi, nơi mà mỗi tuần chúng tôi giới thiệu một vài anime mà bạn tiến cử cho mọi người trên Anime-Planet.

Có một sự gián đoạn ngắn đã xảy ra do một mớ những tiến cử gần đây, phần lớn là các tựa lặp lại đã bao phủ toàn bộ hạng mục này (như Sword Art Online với Log Horizon), vì thế tuần này chúng tôi đã thử với cái gì đó khác: tập trung vào những bộ đôi ít người biết đến hoặc hiếm với một vài tựa được yêu thích đứng đầu danh sách anime trên Anime-Planet của các bạn.

Như một người nhắc nhớ, nếu các bạn nghĩ ra những bộ đôi hiếm khác, hãy đăng lên để nó có thể được giới thiệu tại đây – trên Crunchydoll nhé !

Đầu tiên, bắt đầu với một trong những bộ yêu thích nhất của tôi (và cũng là của một trong số các bạn), Steins-Gate. Bạn chắc chắn nhận ra một trong những phim nằm trong sự đề cử đứng đầu, Girl who leapt through time. Nhưng còn về Noein thì sao?

nitromonkey cho biết:

“Cả hai đều có dàn nhân vật hợp lý, với tuyến cốt truyện du hành vượt thời gian, nhưng lý do thực sự khiến tôi đề cử bộ thứ hai vì nó pha trộn giữa lý thuyết khoa học với yếu tố tưởng tượng, trong khi bộ kia lại tập trung vào mối quan hệ giữa các nhân vật với nhau.”

Hầu hết mọi người đều đã từng xem qua bộ cổ điển GTO, với yếu tố hài hước. Nhưng còn về Salaryman Kintaro thì sao nào?

abunai giải thích:

“Cả hai đều kể về câu chuyện của một gã phá luật om sòm trong một môi trường bị chi phối bởi sự đúng mực và nguyên tắc. Cả hai nhân vật chính đã chuyển từ việc là cầm đầu của một băng đảng đua xe (bōsōzoku) sang thực hiện những nghề hoàn toàn khác biệt với quá khứ của họ. Kintaro thì là một salaryman, người làm công ăn lương cho một công ty; Onizuka trở thành giáo viên. Tuy nhiên trong cả hai trường hợp, chính quá khứ ồn ào và một quyết tâm đáng ngạc nhiên đã biến nó thành lợi thế cho cả hai.

Nếu có sự khác nhau giữa Onizuka và Kintaro, thì chính là Kintaro đặt mình trong tình thế nghiêm túc hơn Onizuka. Onizuka về bản chất là một gã tục tính với trái tim vàng, còn Kintaro là một viên kim cương thô, một nhà lãnh đạo tuyệt vời và nghiêm túc với công việc.”

Chú ý: trong khi GTO phiên bản anime không có trên Crunchydoll, thì phiên bản truyền hình lại có !

Tiếp theo, TTGL – chúng ta đều đã xem qua rồi đó. Nhưng mà tôi tự hỏi có bao nhiêu người đã xem qua Basquash nhỉ.

Szwagier miêu tả như sau:

“Về cơ bản Basquash là phiên bản thể thao của TTGL. Miêu tả như vậy thì có vẻ là đã quá đơn giản hóa (đặc biệt là với những phát triển về sau này trong Basquash) nhưng nó mang lại một ý tưởng chính xác cho những gì mong đợi. Cái không khí, phong cách vẽ sắc nét với màu sắc phong phú, những cảnh hành động không thể tin được, những trận chiến hào hùng, tiếng thét xung trận, những con robot khổng lồ vân vân… – bạn có tất cả nhũng thứ đó trong hai bộ anime này. Nếu bạn đang tìm kiếm một anime có thể khiến bạn cười toe toét và hút bạn vào một thế giới vô lý với những trận đấu tay đôi đỉnh của đỉnh – những cái tên đó chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn.”

Tiếp theo, Toradora! Nếu bạn đang tìm kiếm tinh túy của Tsundere, hãy đến với Ookami-san to Shinchinin no Nakama-tachi.

PantsMan cho biết:

“Có vô số điểm tương đồng giữa Ookami-san và Toradora! Trước hết, ngoài việc đều được sản xuất bởi cùng công ty (Chắc rằng bạn không bỏ lỡ những vai diễn khách mời của Toradora và To Aru Kagaku no Railgun trong Ookami-san!) có hai nhân vật nữ tsundere chính giống nhau y như như hai mẹ con… Tuy nhiên, Ookami-san to Shichinin thì vui nhộn hơn, trong khi Toradora! tập trung vào yếu tố lãng mạn hơn là hài hước.

Nếu bạn là fan của thể loại “Violent Tsundere”, cả hai series đều là chọn lựa hàng đầu, và nếu bạn thích một trong hai bộ, đừng bỏ qua bộ còn lại!”

Một cặp khác ít được biết đến so với Toradora, đó là Inu X Boku Secret Service.

ziggy161 giải thích:

“Cả hai đều là câu chuyện cảm động về các tsundere (Ririchiyo rõ ràng là ‘tsun-shun’!) bước ra khỏi cái vỏ của họ và tìm hiểu về những cảm xúc bình thường của mình. Mặc dù InuxBoku chứa đựng nhiều yếu tố siêu nhiên còn Toradora! thì dựa trên đời sống học đường.”

Trên mặt trận thể thao, nhiều người đã xem qua Hajime no Ippo: The Fighting. Đây là một số đề cử bạn có lẽ không thể không xem xét.

Trước hết, một bộ về bóng bầu dục có tên Eyeshield 21.

NinaR cho biết:

“Các nhân vật chính, Sena và Ippo, có tình trạng khá giống nhau. Bọn họ đều phải chịu đựng sự bắt nạt, và cả hai bọn họ đều muốn thay đổi cuộc sống của mình. Khi họ tìm ra đam mê của mình (Ippo là đấm bốc, Sena là bóng bầu dục), họ theo đuổi cuộc đời mới với sự cống hiến và vượt qua nhiều trở ngại… Không bao giờ từ bỏ! Và cả hai đều là những bộ anime tuyệt vời!”

Kế tiếp, cái này thì nổi tiếng rồi, nó chắc chắn là một bộ lâu đời và có thể không phải thứ gì đó mà bạn chưa có cơ hội xem đâu: Slam Dunk!


Nickname cho biết:

“Cả hai phim có một số điểm chung mặc dù là về hai môn thể thao khác nhau. Cả hai đều có nhân vật chính là một cậu thiếu niên trẻ bắt đầu với môn thể thao mà mình chưa từng kinh qua trong cuộc đời (đấm bốc với Hajime no Ippo và bóng rổ với Slam Dunk), và có tài năng thiên bẩm, cả hai phim đều có những trận đấu căng thẳng khiến bạn dán mắt vào màn hình; cả hai đều làm rất tốt điều này đến nỗi bạn sẽ thích nó ngay cả khi bạn không thích môn thể thao mà phim đề cập tới). Vì vậy, nếu bạn đã thích một phim rồi thì đừng ngại xem phim còn lại.”

Và sau chốt, một bộ khá u tối (ultimate in obscurity – mình không chắc về cụm từ này), Capeta.


freakzilla giải thích:

“Hajime no Ippo và Capeta là hai trong số những anime thể thao tuyệt nhất. Hơn thế nữa cả hai đều không chỉ nói về thế giới thể thao mà còn cho thấy một số vấn đề mà họ phải vượt qua trong cuộc sống cá nhân của mình (nhiều hơn trong Capeta). Cả hai đều sử dụng rất nhiều thuật ngữ kỹ thuật và giải thích cơ chế mọi thứ hoạt động ngay cả đối với những người mới đến với thể thao. Cuối cùng họ sử dụng một cách rất tuyệt khi trình bày các trận đấu, làm cho chúng trở nên rất thú vị để xem!”

Cuối cùng, chúng ra kết lại bằng hai tựa mà có lẽ các bạn đã từng xem qua, rất ăn ý với nhau. Time of Eve và Mizu no Kotoba.

Chocobolily nói thế này:

“Yasuhiro Yoshiura là người đứng đằng sau Time of Eve và Aquatic Language, vì thế hai phim có những yếu tố chung như: địa điểm, âm nhạc kì quái và phong cách dựng phim kì lạ. Aquatic Language là một thứ gì đó như sự kiện đã được miêu tả từ trước (prequel) hay thậm chí là một dự thảo sớm của Eve; cả hai đều có địa điểm là một quán café kỳ bí, tập trung vào những cuộc đối thoại của các nhân vật khác nhau và đối phó với sự phân biệt. Nếu bạn thích bộ này, bộ còn lại có thể sẽ không khiến bạn bất ngờ, tuy nhiên nó sẽ khiến bạn quan tâm đến các tác phẩm mà Yoshiura đã phát triển từ năm 2002 đến 2008.”

Đó là những gì chúng tôi có cho đến hiện nay! Như mọi khi, hãy thêm những đề cử của bạn trên Anime-Planet mỗi tuần để có cơ hội được xuất hiện ở mục này nhé. Giữ sức khỏe, tận hưởng một vài anime và hẹn gặp lại lần tới!

Kim Cameron là CEO và sáng lập viên của Anime-Planet – cộng sự của Cruncydoll – trang dữ liệu về anime-manga lâu đời nhất của thế giới. Dõi theo cô ấy trên Twitter tại @AnimePlanet hoặc trên Facebook.

Nguồn: http://www.crunchyroll.com/anime-feature/2014/11/15-1/feature-anime-planet-recommends-top-anime-edition




Back To Top