James đã hỏi:

Tôi nhận thấy rằng một tỷ lệ lớn các anime và manga Nhật Bản tôi đang theo dõi có cảnh trường lớp, và gần như lúc nào học sinh cũng mặc đồng phục (với Bảy Viên Ngọc Rồng là bộ duy nhất mà tôi có thể nhớ là học sinh không mặc đồng phục). Là một người Mỹ, tôi đánh giá rất cao vấn đề tự do cá nhân, vì vậy tôi lấy làm lạ gần như mọi trường học Nhật Bản (và ngay cả trường học trong thế giới hư cấu theo phong cách Nhật Bản) đòi hỏi học sinh phải mặc đồng phục. Tại sao đồng phục lại thịnh hành như vậy tại Nhật Bản, và có trường nào ở Nhật Bản không bắt buộc phải mặc đồng phục hay không?

Gần như mọi trường học tại Nhật Bản kể từ cấp sơ trung trở lên đều bắt buộc mặc đồng phục vào khoảng đầu nửa cuối của thế kỉ XIX. Những bộ đồng phục, và cấu trúc trường lớp nói chung, có từ thời Phục Hưng Minh Trị (1868 – 1912, đó là quãng thời gian mà đất nước đang cân nhắc để cố gắng hiện đại hoá bằng cách học hỏi và thích ứng với cách mà mọi thứ vận động trong xã hội phương Tây. Thời kỳ này cũng là một trong những giai đoạn của chủ nghĩa Đế Quốc quốc tế, vì vậy chủ nghĩa quân phiệt là một cái gì đó rất được khát khao. Vào thời điểm thiết kế hệ thống trường học, lý do được đưa ra là trẻ em sẽ được giáo huấn tốt dựa trên mô hình quân đội: cấu trúc cứng nhắc, chuyên nghiệp và sẵn sàng hành động.

Đồng phục trường học đã được phổ biến ở một số, nhưng không phải tất cả các nước châu Âu trong thời kỳ đó, nhưng ý tưởng này lại được thực thi khá trơn tru tại Nhật Bản, do những khu vực rộng lớn của đất nước vẫn đang cố gắng kéo mình ra khỏi thân phận nông dân, vì vậy, những bộ đồng phục đã đi đầu cho ý thức tôn trọng và phong cách hiện đại của giới trẻ thời đại đó. Bằng cách nghĩ này, những bộ đồng phục học sinh đầu tiên đã trở thành một cái gì đó phản ánh niềm hy vọng và ước mong của những người cha mẹ của họ. Ban đầu, đồng phục chỉ dành cho con trai, và thiết kế của nó bắt chước kiểu trang phục của quân đội, kiểu trang phục sau này cũng đã sửa theo kiểu của người Pháp. Những bộ đồng phục, được gọi với cái tên gakuran, có màu xanh đậm hải quân, với áo ngoài cổ thẳng có nút áo, quần phù hợp, và nón. Một số trường còn có phù hiệu trên cổ áo để chỉ lớp hoặc khối.

Ban đầu, con gái chỉ mặc kimono tới trường, nhưng nó trông có vẻ kỳ lạ khi mà con gái mặc trang phục truyền thống trong khi con trai thì không, và việc bận một bộ kimono thật sự hạn chế việc di chuyển rất nhiều. Vào khoảng năm 1920,  một bộ đồng phục tương đương dành cho con gái, thiết kế dựa theo trang phục Hải Quân Hoàng Gia Anh, được lấy làm chuẩn. Đây chính là điểm khởi đầu của “bộ đồ thuỷ thủ”.

Sau Chiến Tranh Thế Giới thứ 2, khi Nhật Bàn mất hết khả năng quân sự, đồng phục đã được nới lỏng để làm cho nó ít mang tính “quân phiệt”, Cái nón dành cho con trai bị lược bỏ, Trường học bắt đầu giới thiệu thêm nhiều biến thể ứng với từng mẫu đồng phục, phục vụ cho cả hai mục đích là để học sinh được thoải mái hơn và phân biệt giữa các trường với nhau. Biến thể mùa hè, với áo sơ mi trắng ngắn tay được giới thiệu, và sau đó được chuẩn hoá thành áo thun thể dục, quần đùi cho nam và quần túm (không giống như quần túm của phương Tây, cái này thực sự ngắn) cho nữ.

Và chúng ta đều biết việc gì xảy ra tiếp theo. Bộ quần áo thuỷ thủ, biểu tượng cho sự trẻ trung và trong sáng, trở thành một sự tôn sùng mang xu hướng giới tính chính thức của Nhật Bản. Những hình ảnh khiêu gợi đầu tiên và manga vẽ đồng phục thuỷ thủ theo kiểu sexy nổi lên trong những năm 1950, và trong thập kỷ tiếp theo trở thành một sự “ám ảnh” kỳ lạ mang tầm quốc gia. Có thể thấy được là bộ đồng phục thuỷ thủ luôn ở mặt trước và là trọng tâm của phần lớn hentai manga và anime bối cảnh trường học, nhưng tình yêu dành cho đồng phục thuỷ thủ là một cái gì đó vượt xa hơn là một thứ thuộc thế giới otaku nhiều.

Tình yêu không lành mạnh dành cho bộ đồng phục thuỷ thủ cuối cùng đẩy tới kết quả là một sự thúc đẩy lớn vào cuối những năm 90, bức xa khỏi đồng phục thuỷ thủ và kiểu trang phục quân đội truyền thống nói chung, hướng đến kiểu trang phục hiện đại hơn mà chúng ta thấy ngày hôm nay: áo khoác len, áo vest, cà vạt, áo thể thao, quần kẻ ô vuông và váy – về cơ bản cùng một phong cách mà chúng ta có thể thấy ở những trường học châu Âu và những trường tư tại Mĩ. Quần túm được coi là quá hở hang, và bây giờ các cô gái mặc cũng mặc quần đùi trong tiết thể dục. Vẫn còn những trường sử dụng cả đồng phục thuỷ thủ và gakuran, nhưng thường là bậc sơ trung.

Những bộ đồng phục đã mang trong nó nhiều ý nghĩa trong những năm qua. Các thành viên băng đảng, hoặc yankii, thường sẽ mặc áo khoác thể thao quá lớn hoặc hoặc quá nhỏ, không cài nút hoặc bằng cách nào đó làm trang phục lệch tông so với tiêu chuẩn. Con trai sẽ tặng nút áo thứ hai từ trên xuống cho người con gái họ thích như một phần tình cảm của họ – nút áo đó là nút gần nhất với trái tim người con trai trong những năm trung học, chắc hẳn là vậy.

Hầu hết các trường tiểu học không yêu cầu đồng phục, nhưng gần như tất cả các trường sơ và cao trung thì lại đòi hỏi điều này. Một số ít các lựa chọn khác, chủ yếu là trường tư nhân,  cho phép học sinh mặc thường phục giống như các trường ở Mỹ, và số này đang tăng lên một cách chậm rãi dần dần. Như hàm ý trong câu hỏi của bạn, xã hội Nhật Bản (và cả xã hội châu Á nói chung) không ưu tiên tư tưởng tự do và chủ nghĩa cá nhân nhiều như người Mỹ. Tuy nhiên, chắc hẳn có một vài nhà giáo nhìn thấy những điều cần thiết cho các ý tưởng mới, và rộng hơn, là sự hồi sinh của nền kinh tế Nhật Bản.

Có nhiều ý kiến khác nhau về tính hữu ích và sự hiệu quả của việc bắt học sinh mặc đồng phục, cả ở Nhật Bản và trên toàn thế giới. Hơi trớ trêu ở chỗ là thời điểm hiện nay ngày càng có nhiều trường ở Mỹ yêu cầu đồng phục, để giảm bớt số lượng các vụ trộm cắp liên quan đến thời trang giữa các học sinh.

Thật khó để suy nghĩ về anime và manga mà không nhắc đến đồng phục học sinh. Tối nhớ lần đầu đến Nhật của mình và nhìn thấy những đứa trẻ mặc đồng phục bằng xương bằng thịt. Tôi phải tự nhủ với bản thân rằng chúng nó không cosplay. Chúng nó mang tính biểu tương đến nổi tôi nghĩ rằng việc không mặc chúng đã là một điều kỳ dị.


Có câu hỏi dành cho tôi? Cứ việc gửi, địa chỉ email như thường lệ là answerman (at!) animenewsnetwork.com

Justin Sevakis là một trong những nhà sáng lập của Anime News Network, chủ sở hửu công ty sản xuất video Media OCD. Bạn có thể theo dõi anh ấy trên Twitter tại @worldofcrap, và mục báo 2 tuần 1 lần của anh ấy, những câu chuyện lạ trong thế giới anime tại Tales of the Industry.

Nguồn: animenewsnetwork



Đề tài: ,

Back To Top