“Không nên xem Grave of the Fireflies là bộ phim phản đối chiến tranh.”

 

Trong khi Grave of the Fireflies (Mộ đom đóm) của Takahata Isao được đánh giá là một bộ phim phản đối chiến tranh, vị đạo diễn này lại đưa ra quan điểm trái chiều trong cuộc phỏng vấn gần đây với tờ Kanagawa Shimbun.

 

Grave of the Fireflies tuy được xem là phim phản đối chiến tranh nhưng lại không thực hiện được nhiệm vụ đó, mặc dù điều này gây ngạc nhiên cho nhiều người, bởi vì, bộ phim đưa ra được thông điệp tránh xung đột và ngăn chặn chiến tranh. Cho dù có truyền tải được quá khứ đau khổ với tư cách là một nạn nhân nhiều đến đâu, vẫn khó có thể ngăn chặn cuộc chiến. Vì sao lại thế? Khi các chính khách bắt đầu cuộc chiến tiếp theo, họ sẽ nói rằng: “Chúng tôi chiến đấu để không phải rơi vào tình cảnh đó.” Đó là một cuộc chiến tự vệ. Họ sẽ đánh vào tình cảm của bạn bằng những lời lẽ hùng hồn: “Chúng tôi không muốn bi kịch tái diễn.”

 

Takahata cũng có một vài lời gay gắt dành cho Thủ tướng Nhật Bản, ông Abe Shinzō, người đã diễn giải lại Hiến pháp Nhật để thiết lập một quân đội thích hợp và giúp đỡ những quốc gia khác trong chiến tranh (“tự vệ tập thể”) cũng như các đồng bào của mình.

 

Cũng có thể nói: “Dù chúng ta tiến hành chiến tranh, chúng ta sẽ không thất bại lần nữa. Chúng ta sẽ khôn ngoan hơn. Thời thế đã thay đổi từ 70 năm về trước.” Thật sao? Chúng ta trở nên tiến hóa hơn so với những người trong thời chiến? Tôi không tin vào điều đó khi nhìn vào phản ứng của các chính trị gia sau [thảm họa sóng thần và khủng hoảng hạt nhân tháng 3/2011], khi truyền thuyết về sự an toàn của năng lượng hạt nhân hoàn toàn sụp đổ. Cứ tiến lên và tự khác chúng ta sẽ nhận ra là cần phải từ bỏ, tự nhủ rằng: “Có ích gì chứ?”. Tương tự cách chúng ta đã thua trận.

 

Hẳn là vì Điều khoản 9 [trong hiến pháp] mà Nhật Bản không ra tay giết hại bất kì ai dù là trong chiến tranh. Nó bó buộc các chính sách của chúng ta. Chính sách của Abe là để hoàn toàn lật ngược nó. Hơn nữa, ông ấy không hề trưng cầu ý dân để tu chỉnh Hiến pháp, ông ấy đang làm biến đổi ý nghĩa của nó.

 

Chúng ta không cần phải trở thành một “đất nước bình thường”. Chúng ta hãy tiếp tục là một đất nước duy nhất. Nếu chúng ta có thể phát động chiến tranh, chúng ta nhất định thực hiện. Khi các Bộ trưởng quyết định công nhận tự vệ tập thể, Điều khoản 9 bất ngờ bị gạch bỏ. Chẳng phải chúng ta đang đối mặt với cuộc khủng hoảng chấn động nhất từ trước đến nay? Tôi biết, bởi vì tôi biết chiến tranh. Điểm mấu chốt là thời điểm trước khi cuộc chiến diễn ra – ngay lúc này. Nếu nó diễn ra, chúng ta sẽ bị cuốn theo nó. Vì vậy, chúng ta cần phải hoàn toàn kìm hãm lại. Đó chính là ý nghĩa của Điều khoản 9.

 

[Trong suốt thế chiến II] có rất nhiều người miễn cưỡng hợp tác, nhưng đa phần đều tham gia lễ hội rước lồng đèn, cổ vũ cho thắng lợi. Những người dân bình thường nhìn nhận những người không đồng ý với họ là “không yêu nước”. Những người trẻ tuổi nói “nhìn thời cuộc”. Khi nghe được điều đó, tôi vô cùng thất vọng. Người Nhật chung ta chưa hề thay đổi. Hợp tác với những người xung quanh chúng ta thì được, nhưng “nhìn thời cuộc” không có nghĩa là hợp tác, mà là sự đồng lòng. Chung sức đồng lòng đã và đang trở thành điều kiện tiên quyết. […] Từ xa xưa, thái độ này đã đưa Nhật Bản tiến vào vũng lầy của chiến tranh. Tôi vẫn gọi nó là “thái độ hùa theo”, nhưng mỗi khi tôi được nghe về “nhìn thời cuộc”, từ đó tôi chỉ có thể cảm thấy sự nguy hiểm tiềm tàng.

 

Nguồn: ANN



Đề tài: ,

Back To Top