Câu hỏi từ Chris:
Khi lần đầu xem Clannad, Tôi chú ý đến việc Pony Canyon đứng đầu danh sách ban sản xuất (tên của họ nằm trên cùng ở phần credit). Họ (Pony Canyon) có nắm quyền sở hữu anime này ko, hay nó thuộc về Kyoto Animation? Hay là, có những thành phần cấp cao, có quyền lực ra những lệnh quan trọng nhưng không cần thiết phải là người sở hữu ? Trong trường hợp đó, Ai mới là chủ sở hữu thật sự ?
Để mọi người có thể theo kịp… Khi 1 anime được sản xuất, nhiều công ty cùng góp vốn ban đầu, đổi lại mỗi công ty đó được 1 phần tham dự khi lên kế hoạch và sẽ được phân quyền tùy theo khả năng của họ. Mô hình này được gọi là “ủy ban sản xuất” or seisaku iinkai, và gần như tất cả phim hoạt hình được thực hiện trong 10-15 năm qua đều có 1 ủy ban như vậy. Cùng nhau, các công ty trong ủy ban này là các chủ sở hữu của anime.
Nhiều người hâm mộ anime thường nghĩ các nhà xuất bản của Mỹ là chủ sở hữu của một anime, nhưng rõ ràng trường hợp này không phải vậy — họ được cấp phép từ đơn vị tác quyền của Nhật Bản, vốn phải được cấp phép bởi ban sản xuất. Trong thực tế, công việc của đơn vị tác quyền là nhận ủy quyền từ ủy ban sản xuất, và cố gắng bán chúng bất cứ giá nào có thể và hợp lý. Tất cả các thành viên ủy ban phải thảo luận về mọi quyết định quan trọng liên quan đến anime trước khi chuyển sang những bước tiếp theo, nhằm có thể tìm ra thật rõ ràng đâu là lợi ích tốt nhất cho tất cả mọi người.
Và ai là người trong ủy ban này? Thường bản danh sách tên của các công ty này khá ổn định. Ví dụ, Ủy ban sản xuất của anime có thể bao gồm các nhà xuất bản của manga gốc (vốn sẽ được hưởng lợi rất lớn khi anime đó nhận được cú hích tiếp thị), một nhà phát hành video gia đình ở Nhật Bản (như King Record hay Pony Canyon), một công ty đồ chơi (như Bandai), một nhà phát hành game (như Sega), một nhà xuất bản âm nhạc (như Avex hay Sony music Japan), và một công ty bán hàng quốc tế (như d-rights). Có thể sẽ có một kênh truyền hình, một hãng phim, các trung tâm tài năng (đơn vị quản lý các diễn viên lồng tiếng), các cơ quan quảng cáo, công ty bán thẻ trò chơi … nhưng thực sự, chỉ có khoảng 30 công ty là đầu tư mạnh vào nhiều Anime. Mỗi công ty trong nhóm đó – (khoảng 5 hoặc 6 công ty 1 nhóm) – đều chi ra một số tiền nhất định, và do đó, tất cả trong số họ đều là chủ sở hữu một phần của Anime. Có thể hiểu bản thân anime chính nó là một công ty, và các thành viên của ban sản suất là tất cả các cổ đông.
Ai không là một phần của ủy ban sản xuất? Các hãng phim hoạt hình rất hiếm khi là một phần trong đó. Thông thường họ chỉ đơn giản là người lao động, được thuê để thực hiện các Anime dựa trên các yêu cầu của Ban. Các nhà xuất bản quốc tế, chẳng hạn như Funimation, rất, rất hiếm khi là một phần của ủy ban – chuyện đó dường như chỉ xảy ra một lần trong vài năm.
Hoàn toàn bất khả thi đối với người ngoài để biết ai rót tiền vào và bao nhiêu, hay cán cân quyền lực trong ủy ban ra sao. Do việc ra quyết định là một quá trình đồng thuận với các đại diện của tất cả các công ty cùng ngồi trong một cuộc họp với nhau (theo đúng nghĩa đen), tất cả trong số họ nắm tương đối nhiều quyền lực. Bất kỳ một trong số họ nếu chơi xấu, đều có thể làm cho việc kinh doanh không thể tiến hành. Tất cả trong số họ phải ký vào những thỏa thuận quan trọng, như quyết định chọn diễn viên lồng tiếng chính, quyền bán hàng quốc tế, đối tác bán hàng, và những thứ tương tự.
Đừng chú ý đến thứ tự của các công ty trong một ủy ban sản xuất. Không có quy tắc về cách sắp xếp các công ty, và không có công ty nào thực sự chiếm ưu thế hơn những công ty khác. Đôi khi cũng xảy ra trường hợp các thành viên của một ủy ban thậm chí còn không được liệt kê. Bạn không thể và sẽ không bao giờ biết những người nào sở hữu những phần gì của một anime bằng cách nhìn vào phần credit. Mà do tất cả họ đưa ra quyết định cùng nhau – như một ủy ban – nên thật ra chuyện đó cuối cùng cũng chẳng quan trọng cho lắm.
Có câu hỏi với tôi? Hãy gửi mail cho tôi về địa chỉ [email protected]
Justin Sevakis là người sáng lập Anime News Network, và chủ của công ty sản xuất video MediaOCD. Twitter @worldofcrap.